Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vì sao gọi dân Thanh Hóa là ăn rau mà phá đường tàu?

Go down

Vì sao gọi dân Thanh Hóa là ăn rau mà phá đường tàu? Empty Vì sao gọi dân Thanh Hóa là ăn rau mà phá đường tàu?

Bài gửi by langtu123 Tue May 03, 2011 11:06 am

Anh em ai biết hông?:

Ngày xưa, từ lâu lắm rồi người già không nhớ nổi, thực dân Pháp lúc này đã hoàn toàn thống trị được VN, chúng tổ chức làm đường xe lửa để vận chuyển các khoáng vật ra Cảng mang về nước. Khi làm đường tàu đến đất Hoằng Hoá thì bị dân Thanh Hoá ta tổ chức phá, làm cho công việc của bọn chúng rất khó khăn. Quan Pháp mới hỏi quan huyện Hoằng Hoá là tại sao lại để dân chúng phá đường tàu? Quan huyện Hoằng Hoá cũng là người yêu nước mới nói rằng: "Thưa quan, dân chúng con khổ quá không có gì ăn nên phải ăn rau má, mà rau má trên đường tàu là non và ngon nhất, dân con không cố ý phá đâu ạ" Đây là câu chuyện có thật, nói lên tinh thần yêu nước của người dân xứ Thanh, vì vậy chẳng có gì là xấu hổ khi bảo là "dân Thanh Hoá ăn rau má, phá đường tàu"

Một số người tỉnh khác vẫn giải thích đùa như thế này.Vào năm Ất Dậu (1945) nạn đói hoành hành khắp nơi,người chết đói nằm la liệt khắp đường,riêng ở Thanh Hóa người ta đã lấy rau má ăn độn với các thứ rau củ khác để sống,rau má non và xanh nhất chỉ có ở trên đường tàu,muốn lấy phải dùng liềm cắt,rau má nằm dưới thanh tà vẹt cho nên khi hái rau má người Thanh Hóa đã làm hỏng đường tàu,vì vậy dân xứ Thanh mới không bị tình trạng chết đói la liệt như các tỉnh khác ở miền Bắc và câu nói “dân Thanh Hóa,ăn rau má phá đường tàu” cũng bắt nguồn từ đó.

Dù nguồn gốc của câu nói này là thế nào đi nữa thì nó cũng là lịch sử,lịch sử đã tạo ra người Thanh Hóa với khả năng khắc phục mọi khó khăn để làm nên những chiến công oanh liệt.Chúng ta không nên xấu hổ vì câu nói ấy,hãy lấy đó là tự hào.Tự hào vì chúng ta ăn rau má nhưng bảo vệ thành công cầu Hàm Rồng,đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ,Ăn rau má nhưng góp công lớn nhất trong chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu.
Tôi tự hào về câu nói “ Ăn rau má – Phá đường tầu”. Đất nước này phải cảm ơn về câu nói đó, tại sao?. Ngược dòng lịch sử, câu nói này xuất phát trong giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp và những năm đầu chống Mỹ. Những người dân Thanh Hóa dù nghèo, dù đói phải đào rau má mà ăn. Nhưng với họ - “Hũ gạo kháng chiến” không bao giờ vơi. Họ thắt lưng buộc bụng chấp nhận ăn rau để dành gạo cho bộ đội kháng chiến. Nếu không có gạo xứ Thanh, xe thồ xứ Thanh và những Người con xứ Thanh thì làm sao làm nên Điện Biên lịch sử oai hùng. Không có một chiến trường lớn nào trong những năm gian khó này mà không có sự chuẩn bị từ xứ Thanh. Tất cả ông bà tổ tiên chúng ta đã chấp nhận gian khổ, hy sinh cho sự Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Khu 3, khu 4 là nơi cung cấp quân chính quy nhiều nhất. Chính vì vậy tôi rất đau buồn khi nhìn thấy hàng bia mộ của những người con Xứ Thanh nhiều nhất trong Nghĩa trang Trường Sơn.
Do đó, những người nơi khác không được phép coi thường chúng ta. Những kẻ coi thường chúng ta là những người không hiểu về lịch sử hay phản bội lịch sử. Chúng ta hãy tự hào vì câu nói bất hủ đó. Và hãy có nghĩa vụ giải thích cho họ biết tại sao chúng ta được quyền tự hào.
Hỡi những người con xứ Thanh ở bất cứ nơi đâu trên đất nước này hay đang ngoài hải ngoại. Chúng ta hãy có niềm tin và lòng tự hào đó.
******************
Truyện kể rằng, thời đánh Pháp Thanh Hóa là hậu phương của cuộc kháng chiến. Ngướii dân Thanh Hóa đã huy động hàng vạn dân công, bộ đội phục vụ vận tải và chiến đấu. Gian khổ phải ăn rau má cầm hơi, phá đường tàu của pháp để lột sắt đường tàu rèn thêm dao kiếm. Ý câu nói là ca ngợi người đân Thanh Hóa chứ không như một số bạn suy luận.
Công tâm mà nhìn nhận, thời Nguyễn Trãi đã viết về đất Thanh Hóa trong Dư đại chí : Thanh Hoa là đất cuối sông đầu núi, thời loạn ở thì hợp, thời trị ở không hợp. Đã bao lần thời phong kiến, các nhà vua khi lâm nguy đất Kinh kỳ đều phải thiên đô, lấy Thanh Hoa làm điểm tựa phản công lại kẻ thù để giành lại đất nước.
Tôi cũng có mấy lần đến công tác ở các vùng Thanh Hoá, đi đến miền núi quan Sơn, Mường Lát rồi lặn về Tĩnh Gia, Ba Làngi. Có nhình tổng thể mới thấy cái thế rạch đôi sơn hà của vùng này.
Trong kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ kính yêu của chúng ta không ít hơn hai lần đến Thanh Hóa để nghiên cứu các vấn đề cần thiết của cuộc kháng chiến.
Cũng không cần phải nói thêm, khi nhà nước Việt Nam dân chủ dộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã đồng ý theo tờ trình đặt tên là Quảng trường Ba Đình (tên gọi một địa danh thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá).
Bác Hồ cũng đã tặng Đảng bộ, nhân dân tỉnh Thanh Hóa: Thanh Hóa anh hùng. Sâu sắc lắm khi bậc đại nho nói câu ấy.
Khi nghiên cứu cho thấy mồi miền đất, với cấu tạo long mạch, khí hậu, địa hình mà làm cho con người, có bản tính riêng. Thông thường nơi miền sơn cước ( mạch cường) tính khí con người hung hăng , táo tợn. Nơi đây, thường sinh ra các võ tướng thời loạn (đất Yên Thế, Tây Sơn, Lam Sơn...). Vùng đồng bằng yên ả tính tình con người hiền diệu, thường sinh ra các bậc đại học sỹ, nhà nghệ nhân... quan văn trong triều.... Vùng đất dữ dằn, khắt nghiệt của khí hậu thường làm cho con người táo tợn, lỗ mãng...
Vậy đó!!!!!!
Surprised Surprised Cool Laughing Laughing
avatar
langtu123
Member
Member

Tổng số bài gửi : 2
Points : 14320
Join date : 23/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết